E ngại vì sợ không đủ chi phí – SMES làm gì để chuyển đổi số?

Chuyển đổi số đã và đang được áp dụng rộng rãi ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thì đây lại là vấn đề không hề đơn giản, bởi người ta vẫn thường nghĩ rằng không đủ tiền .

Nỗi lo về kinh phí?

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA), tỷ lệ các doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số chiếm khoảng 15%. Trong đó, 99% doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) gặp khó khăn về vốn, nên thường coi chuyển đổi số là “sân chơi” của những ông lớn. Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện vào năm 2020 cũng cho thấy, chi phí ứng dụng công nghệ cao là rào cản số một của SMEs.

Ngoài mối lo về tài chính, việc chưa nắm rõ bức tranh toàn cảnh, doanh nghiệp sẽ dễ triển khai chuyển đổi số một cách rời rạc. Sau khi giải quyết các bài toán ở từng bộ phận, doanh nghiệp lại không thể kết nối các hệ thống này với nhau để tạo thành một quy trình, hoạt động hoàn chỉnh trên môi trường số.

Đồng thời, việc này còn khiến doanh nghiệp không xây dựng được niềm tin và tầm nhìn chung trong đội ngũ nhân sự. Dần thì quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do chuyển đổi số chỉ là vấn đề của một vài bộ phận hay phòng ban cụ thể, thay vì là vấn đề chung của một tổ chức.

Ông Mạc Quốc Anh – Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết: Do tác động của dịch COVID-19, có tới 90% chủ doanh nghiệp nhận thức về chuyển đổi số do liên quan đến tái cơ cấu, nhu cầu thị hiếu khách hàng thay đổi. Đến nay, có tới 70% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số nhưng với tiềm lực hạn chế nên nhiều đơn vị áp dụng chuyển đổi dần dần theo từng phân mảng.

Tuy nhiên, có lẽ cốt lõi của chuyển đổi số không nằm ở kinh phí và các SMEs hoàn toàn có thể “liệu cơm gắp mắm”. Vấn đề quan trọng hơn với họ vẫn phải là có một chiến lược phát triển rõ ràng mà chuyển đổi số là một trong những yếu tố cấu thành.

Những yếu kém mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vượt qua ?

Đối với mặt yếu kém của các SMEs thì không thể không kể đến những điểm như: vốn ít, số lượng nhân viên ít,…Tuy nhiên, quan trọng nhất và cũng là vấn đề lớn nhất với các doanh nghiệp này chính là hoạt động quản trị không có tính bài bản. Và thực tế, không ít những nhận xét rằng để làm chuyên môn thì đúng là phải học nhưng để lãnh đạo các SMEs thì dường như không cần.

Bởi vậy, việc các SMEs tổn thất về nhân sự là khó tránh khỏi, thậm trí diễn ra rất nhiều, nhưng không phải lương bổng không cao mà là do họ không chịu nổi một môi trường làm việc không chuyên nghiệp. Hệ lụy là không ít người vì thế lại đứng ra lập doanh nghiệp mới và thậm chí cạnh tranh thị phần với chính nơi mà họ đã ra đi.

Chính vì vậy, việc đầu tiên SMEs phải làm đó là thay đổi lề lối quản trị của mình. Họ cần phải xây dựng và áp dụng ngay một quy chế hành chính rõ ràng mà bao gồm cả nhân viên và sếp phải tuân thủ hẳn hoi. Sau đó, doanh nghiệp phải có định hướng chiến lược phát triển rõ ràng. Thông qua kiến trúc số, phát triển dịch vụ, sản phẩm cũng như chuỗi giá trị số, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tái cấu trúc, mở rộng, thêm mới hoặc nâng cấp cũng như cắt bớt quy mô và phạm vi hoạt động doanh nghiệp một cách dễ dàng. Và chỉ khi làm được việc đó thì mới có thể bàn đến việc chuyển đổi số cho hoạt động của chính mình.

Đương nhiên, Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin hiện đang có rất nhiều chương trình hỗ trợ về chuyển đổi số cho các SMEs. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thành công phải dựa trên chính đôi chân của mình. “Chuyển đổi số thành công là doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận tốt. Chuyển đổi số không phải là thêm một nhiệm vụ, mà là một cách làm mới. Nếu làm hiệu quả thì tự lực cánh sinh là tốt nhất”, ông Dũng khuyến nghị.

Còn theo ông Nguyễn Đức Thuận – Phó chủ tịch Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, cần thúc đẩy chuyển đổi số gắn với quản trị doanh nghiệp trong 3 trụ cột chính là tài chính, nguồn nhân lực và maketting. Phải đào tạo lại từ người đứng đầu tới những người ở vị trí thấp nhất của doanh nghiệp, phải nhận thức một cách đầy đủ chứ không đơn thuần chỉ là công nghệ thông tin, đó là vấn đề nhận thức, về công tác quản trị.

    GỬI THÔNG TIN ỨNG TUYỂN

    Vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây

    Block "blog" not found

    Phone