Giải bài toán nhân sự khi doanh nghiệp trở lại đường đua số

Khi các doanh nghiệp (DN) đang gấp rút trở lại đường đua doanh số với các chiến lược kinh doanh sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cũng là lúc thị trường tuyển dụng có những tín hiệu tích cực

Chiến lược nhân sự – Chiến lược kinh doanh: Mối liên hệ mật thiết

Không thể phủ nhận, con người là cốt lõi của tổ chức và hoạch định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự thành – bại của các chiến lược kinh doanh.

Chiến lược nhân sự tập trung vào việc hoạch định chi tiết nguồn lực để triển khai các mục tiêu kinh doanh đề ra. Cụ thể, phân tích thực trạng nguồn nhân lực; dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các kế hoạch để đáp ứng nhu cầu nhân lực, quyết định cắt giảm, thuyên chuyển, tuyển mới…, nhằm đánh giá hiệu quả chiến lược nhân sự để hiện thực hóa và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.

Doanh nghiệp “đau đầu” với bài toán tuyển dụng

Quá tải đầu công việc, hiệu quả thấp, nhưng thiếu nhân sự có năng lực triển khai khiến cho các mục tiêu kinh doanh luôn gắn chặt với các kế hoạch tuyển dụng. Tuy nhiên, bài toán tuyển dụng cũng không hề dễ dàng dù các doanh nghiệp sẵn sàng tăng ngân sách để tìm được ứng viên phù hợp.

Cùng với sự gấp rút của các doanh nghiệp, lực lượng lao động bị mất việc làm hoặc ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng đang vội vã quay trở lại thị trường tìm việc. Tiện ích của tuyển dụng online và tâm lý “rải công việc” của các ứng viên đang vô tình khiến cho cơ sở dữ liệu của nhà tuyển dụng quá tải do mất nhiều thời gian để sàng lọc.

Nhiều trường hợp, ứng viên thể hiện tốt qua các lần phỏng vấn, nhưng qua 1-2 tháng làm việc thực tế không đáp được yêu cầu công việc hoặc không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Điều này, khiến cho chi phí tuyển dụng bị tăng lên nhiều lần.

“Người cũ” chẳng còn mặn mà

Người mới thì cần thời gian để làm quen và với khối lượng công việc hiện tại, việc hướng dẫn, đào tạo họ khiến cho đội ngũ nhân sự hiện tại thực sự khủng hoảng, nhất là với những doanh nghiệp chưa có lộ trình hoặc kế hoạch đào tạo cụ thể. Chán nản, mệt mỏi, mất động lực vì phải ôm đồm quá nhiều trách nhiệm là “tâm sự” chung dẫn tới thôi việc của nhóm nhân sự này.

Một vài lý do nghỉ việc phổ biến có thể kể tới: Không được ghi nhận thành quả; không được tin tưởng giao những công việc quan trọng; không có cơ hội thăng tiến; không nhìn thấy lộ trình phát triển của bản thân… Và thực tế cũng chỉ ra rằng, việc tăng lương đã không còn đủ sức giữ chân nhân sự.

Giải pháp quản trị nhân sự toàn diện SiciX HRM – Công cụ giải bài toán khó

Không thể phủ nhận, đại dịch COVID- 19 là chất xúc tác giúp chúng ta thích nghi nhanh với những giải pháp công nghệ. Nó đã trở thành công cụ then chốt song hành cùng các chiến lược nhân sự của hầu hết các doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới.

Thấu hiểu được bài toán đó Giải pháp Quản trị nhân sự toàn diện ( SiciX HRM) được xây dựng để tập trung giải quyết 4 mục tiêu chính là quản lý tuyển dụng, quản lý hồ ớ nhân sự, quản lý chấm công, quản lý lương.

Với đầy đủ tính năng được tính hợp, bộ giải pháp Quản lý tuyển dụng, quản lý hồ ớ nhân sự, quản lý chấm công, quản lý lương bám sát chiến lược nhân sự từ khâu tuyển dụng, hồ sơ cho tới lương và chấm công.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong cuộc chạy đua với chuyển đổi số, SiciX mong muốn được hợp tác với doanh nghiệp của bạn để ” Success Together”

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Chúng tôi đã sẵn sàng!

    GỬI THÔNG TIN ỨNG TUYỂN

    Vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây

    Block "blog" not found

    Phone