Việt Nam tiềm năng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số

Tại các phiên thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam – Pháp ngữ, đại diện doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đã cùng trao đổi, thảo luận cùng với các đối tác, khối Pháp ngữ để có cái nhìn toàn cảnh, đặc biệt là tìm kiếm cơ hội trong quá trình chuyển đổi số.

Thảo luận chuyên đề về hợp tác kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số tại Việt Nam và trong cộng đồng Pháp ngữ, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) cho rằng, kinh tế số và chuyển đổi số là những lĩnh vực Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Theo đó, kinh tế số ICT – lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông, gồm các hoạt động như:

Chuyển đổi số: quá trình chuyển mình của doanh nghiệp

Sản xuất sản phẩm điện tử, phần cứng, sản xuất phần mềm, sản xuất nội dung số, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ viễn thông là lĩnh vực Việt Nam đạt tăng trưởng gần 10%/năm và còn nhiều dư địa để phát triển. Bên cạnh đó, kinh tế số Internet, là các hoạt động kinh tế dựa hoàn toàn vào mạng Internet như dịch vụ số, kinh doanh số, kinh tế nền tảng, kinh tế dữ liệu, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế việc làm tự do (Gig) và các hình thức kinh doanh trên Internet khác, cũng có đột phá thời gian gần đây.

Kinh tế số ngành – phần kinh tế được tạo ra từ việc chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số, nền tảng số vào các ngành, lĩnh vực truyền thống, gồm các hoạt động như: Quản trị điện tử, thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh, du lịch thông minh, cũng tạo ra những giá trị gia tăng nhất định và mở ra nhiều cơ hội phát triển thời gian tới.

Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam hiện đang xây dựng các chiến lược để thúc đẩy phát triển những lĩnh vực này. Chúng ta đã có Chương trình quốc gia về chuyển đổi số, trong đó xác định ba trụ cột là: Phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Việt Nam cũng đã lựa chọn một số lĩnh vực ưu tiên phát triển và đưa ra rất nhiều nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai. Tiếp theo Chương trình quốc gia về chuyển đổi số, trụ cột Chính phủ số đã được xây dựng”.

Trước đó, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Bộ Thông tin và Truyền thông vừa trình Chính phủ dự thảo Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam vốn rất năng động trong lĩnh vực này. Minh chứng là năm 2021, nền kinh tế số nền tảng của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 28%, đóng góp cho nền kinh tế 9,6 % GDP.

Bà Lydie Hakizimana, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AIMS Global Network cho biết, thị trường châu Phi có 140 triệu dân, trong đó khoảng 60% dân số dưới 30 tuổi. Do đó, nhu cầu kết nối, sử dụng các thiết bị số, tham gia vào nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi số ở khu vực này rất lớn. Việt Nam, với nền kinh tế số ngày càng phát triển, là lợi thế trong tìm kiếm và tham gia các cơ hội hợp tác tại châu Phi. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước trong tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh doanh ở lĩnh vực này.

Bà Lydie Hakizimana khẳng định, Rwanda là một quốc gia minh bạch và có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất trong các nước châu Phi, đồng thời là một quốc gia có môi trường an toàn nhất châu Phi, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể yên tâm tham gia quá trình tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh tại đây.

Theo Tạp Chí Thương Trường

https://thuongtruong.com.vn/news/viet-nam-tiem-nang-phat-trien-kinh-te-so-va-chuyen-doi-so-79410.html

    GỬI THÔNG TIN ỨNG TUYỂN

    Vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây

    Block "blog" not found

    Phone